Đừng chi tiền cho một báo cáo Business Health Check không có những yếu tố này
- Thao Tat
- Mar 4
- 6 min read
Một người thân của Thảo, cũng là chủ doanh nghiệp, vì mong muốn tái tạo và phát triển doanh nghiệp nên đã đầu tư số tiền 40 triệu đồng để book dịch vụ thực hiện báo cáo Business Health Check (BHC).
Khi dịch vụ hoàn tất, Thảo có dịp xem qua báo cáo. Bên trong báo cáo là những thông tin thừa thải thường gặp trong một báo cáo BHC kém chất lượng:
1. Số liệu lịch sử không phân tích xu hướng:
- Liệt kê chi tiết doanh thu từng tháng trong nhiều năm trước mà không chỉ ra pattern
- Báo cáo chi phí gộp chung, không bóc tách chi tiết và insights theo từng khoản mục để so sánh
- Thống kê số lượng nhân viên qua các thời kỳ nhưng không phân tích chi phí lương theo phòng ban, hoặc theo KPI được phân bổ
Những con số quá khứ nếu không được phân tích để rút ra insight thì chỉ là "data rác", không giúp ích cho việc ra quyết định trong hiện tại và tương lai.
2. Không có các chỉ số so sánh liên quan đến ngành:
Mỗi ngành có những KPI riêng quyết định sức khỏe doanh nghiệp. Việc báo cáo không có các chỉ số so sánh liên quan đến ngành sẽ không phản ánh đúng thực trạng.
3. Các chỉ số tài chính được tính theo công thức sách vở:
- Hàng loạt tỷ số thanh toán
- Các chỉ số về cấu trúc vốn
- Vòng quay các loại tài sản
Việc áp dụng máy móc các công thức tài chính mà không hiểu bản chất hoạt động kinh doanh sẽ cho kết quả sai lệch khi đánh giá.
4. Mô tả chi tiết quy trình nội bộ:
- Quy trình phê duyệt chi tiêu
- Quy trình kiểm kê hàng hóa
- Các quy định nội bộ về chấm công
Business Health Check cần tập trung vào kết quả và vấn đề cốt lõi thay vì đi sâu vào quy trình vận hành.
Ngoài việc dàn trải hằng hà sa số con chữ, trong bản BHC này lại chẳng thấy các phần quan trọng nhất:
+ Những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp là gì?
+ Vấn đề gốc rễ phát sinh từ đâu?
+ Các điểm nghẽn mà doanh nghiệp đang mắc kẹt lại?
+ Đề xuất giải pháp giá trị để cải thiện doanh nghiệp?
Người thân đó của mình, như nhiều chủ doanh nghiệp khác, chọn im lặng cho qua.
Thảo chợt nghĩ, có bao nhiêu doanh chủ đang phải chấp nhận những báo cáo “đắt nhưng chưa xắt ra miếng” như vậy?
Sau này, khi có cơ hội trò chuyện với các anh chị chủ doanh nghiệp khác, mình cũng nhiều lần đọc những bản báo cáo tương tự. Và lúc các chủ doanh nghiệp tìm đến mình, gần như doanh nghiệp đã "lủng" ở rất nhiều đoạn rồi - bởi một khi các “vấn đề lõi” không được chỉ mặt đặt tên và giải quyết dứt điểm, thì mọi giải pháp chỉ là tạm thời "xoa dịu" mà thôi.
Một báo cáo BHC thực sự chất lượng phải là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xử lý được rốt ráo các vấn đề tiềm ẩn và có định hướng phát triển rõ ràng. Khi làm việc với các bên cung cấp dịch vụ BHC, chủ doanh nghiệp nên nắm rõ 3 yếu tố cốt lõi mà một báo cáo BHC cần phải có:
1.
Phân tích chuyên sâu:
. Chỉ ra vấn đề gốc rễ của doanh nghiệp
. Xác định các nút thắt chính cản trở sự phát triển
. Đánh giá nguồn lực hiện có và tiềm năng chưa khai thác
2.
Giải pháp thực tiễn:
. Đề xuất lộ trình tháo gỡ khả thi
. Xác định các ưu tiên để đạt quick-win trong 30-60-90 ngày
. Thiết kế các bước hành động cụ thể, rõ ràng
3.
Tính khả thi:
. Phù hợp với nguồn lực hiện có của doanh nghiệp
. Có thể triển khai ngay lập tức
. Đo lường được kết quả
Thảo hiểu rằng: Mỗi quyết định thay đổi đều ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của doanh nghiệp và cuộc sống của doanh chủ. Vì thế, một báo cáo BHC không chỉ là một tài liệu tham khảo - nó phải là tấm bản đồ, là công cụ định hướng giúp doanh nghiệp tạo ra những bước chuyển mình đột phá thực sự.
Đó cũng là lý do mà Thảo cho ra đời BizCOMPASS. Thảo mong muốn góp phần tạo ra những báo cáo thực sự giá trị cho doanh nghiệp, hỗ trợ các chủ doanh nghiệp "vạch lá tìm sâu" đúng điểm và đưa ra những cách thức xử lý tắc nghẽn hiệu quả hơn.
Sau khi có Thảo đồng hành, có doanh chủ đã nhận diện rõ những tắc nghẽn trong doanh nghiệp mình, như là:
1. Rủi ro chiến lược:
- Phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng lớn: vị thế thấp và chấp nhận nhiều điều khoản bất lợi, nhận hết mọi rủi ro về mình. Ví dụ: khách hàng có thể điều chỉnh hoặc hủy đơn đặt hàng mà không có bất kỳ ràng buộc nào
Hậu quả là:
+ Mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng khi khách hàng hủy/giảm đơn hàng đột ngột
+ Giảm biên lợi nhuận do phải gánh các rủi ro không cần thiết
+ Khó phát triển lên tầm cao mới
2. Rủi ro vận hành:
- Phụ thuộc vào người sáng lập: doanh chủ kiêm nhiệm nhiều vị trí quan trọng; tất cả quyết định quan trọng đều phụ thuộc vào mỗi một mình doanh chủ
Hậu quả:
+ Doanh nghiệp có thể tê liệt khi người sáng lập vắng mặt;
+ Mất cơ hội phát triển do không đủ nguồn lực điều hành; rủi ro về sức khỏe và cân bằng cuộc sống của người sáng lập
- Thiếu hệ thống quản trị: Chưa có bất kỳ quy trình nào được hệ thống văn bản hóa; Không có phỏng vấn/đánh giá nguyên nhân nhân viên nghỉ việc dù tỷ lệ nghỉ việc rất cao.
3. Rủi ro tài chính:
- Thiếu kiểm soát tài chính: không có báo cáo tài chính nội bộ; báo cáo thuế không chính xác để phân tích đánh giá; không theo dõi xuất nhập tồn vật tư
Hậu quả:
+ Thất thoát không biết nguyên nhân
+ Không kiểm soát được hiệu quả kinh doanh thực sự
+ Khó thu hút nhà đầu tư do thiếu minh bạch tài chính
+ Rủi ro về thuế và tuân thủ
- Rủi ro dòng tiền: Khách hàng xuất khẩu trả trước 40% trong khi giá vốn nguyên vật liệu chiếm 60%; chưa có kế hoạch tài chính, kế hoạch ngân sách; chưa lập dự phòng cho những bất trắc không lường trước, cũng không có ngân sách cho đầu tư và phát triển
Hậu quả:
+ Áp lực về vốn lưu động
+ Khó chủ động trong kế hoạch phát triển
+ Rủi ro thanh khoản khi có biến động thị trường
Bên cạnh đó, sau khi có Thảo đồng hành, nhiều doanh nghiệp bắt đầu hiểu rằng điều mình cần ưu tiên là soát xét hợp đồng kinh doanh và thương lượng để điều chỉnh ngay những điều khoản bất lợi và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như:
- Điều khoản về giá cả và thanh toán: Cơ chế điều chỉnh giá khi có biến động; định kỳ đàm phán giá 6 tháng/lần; được điều chỉnh giá nếu chi phí tăng trên 5%
- Điều khoản về sửa đổi đơn hàng: Giới hạn thay đổi số lượng; thông báo trước khi có thay đổi; được bồi thường chi phí phát sinh
- Điều khoản về chấm dứt hợp đồng: Phải thông báo trước x ngày; chấp nhận thời gian khắc phục; bồi hoàn chi phí đầu tư hợp lý; Hoàn tất các đơn hàng đang thực hiện dang dỡ.
—---
Nếu bạn đang cân nhắc về một báo cáo BHC cho doanh nghiệp của mình, hãy đặt ra những câu hỏi quan trọng trước khi tiến hành làm BCH cho Doanh nghiệp, như là:
- Doanh nghiệp của tôi thực sự cần gì ở thời điểm này?
- Làm sao để đảm bảo khoản đầu tư này thực sự mang lại giá trị?
- Ai sẽ là người đồng hành đáng tin cậy trên hành trình này?
Với BizCOMPASS, Thảo không chỉ cung cấp một báo cáo chuyên sâu, mà là một hành trình chuyển đổi toàn diện cho doanh nghiệp của bạn.
Liên hệ với Thảo ngay nếu bạn cần người đồng hành nhé!
Thảo Tất
Comments